Tuyển sinh sau đại học - Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện

I. GIỚI THIỆU NGÀNH: 

Khoa Điện – Điện tử đã tiến hành khảo sát chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tại một số trường nằm trong TOP 100 các trường đại học có uy tín trên thế giới: Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, Carnegie Mellon University, University of Oxford, Harvard University, University of Cambridge, National University of Singapore, University of Tokyo,… Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ nhằm giúp nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức, hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có kiến thức rộng về các ngành liên quan; hỗ trợ nghiên cứu sinh rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng xác định vấn đề và độc lập giải quyết các vấn đề có ý nghĩa trong lĩnh vực chuyên môn. 

Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.

II. CHUẨN ĐẦU RA:

- Kiến thức sâu và hiểu biết phương pháp luận khoa học về tối ưu hóa trong hệ thống điện (optimization in power system); các công nghệ mới trong hệ thống điện (new technology in power system), năng lượng tái tạo (renewable energy), điều khiển máy điện (intelligent electric machine control), robot (robotics); điều khiển phi tuyến (nonlinear control); giải pháp mới cho mạng viễn thông (new protocols for data networking); vật liệu bán dẫn (semiconductor materials); xử lý số tín hiệu (data processing) các kiến thức chuyên sâu liên quan đến đề tài của luận án tiến sĩ.

- Thiết kế được những nghiên cứu độc lập;

- Khả năng tham gia suốt đời vào cộng đồng tạo ra tri thức khoa học trên thị trường khu vực và quốc tế.

III. CƠ HỘI VIỆC LÀM:

- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan;

- Chuyên viên, nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; 

- Tạo lập công ty và/hoặc thương hiệu riêng;

IV. HƯỚNG NGHIÊN CỨU:

- Ổn định điện áp và tần số

- Vận hành tối ưu trong hệ thống điện.

- Điều khiển thông minh - Mạng nơ-ron nhân tạo, Logic mờ, Tiến hóa, PSO, Cuckoo Search, v.v.

- Năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng. Có các nhóm năng lượng:

+ Nguồn năng lượng tái tạo (Gió, Mặt trời) → hiệu quả, kiểm soát, ứng dụng.

+ Tiết kiệm thiết bị năng lượng → sử dụng phổ biến, hiệu quả năng lượng, mục tiêu tiếp thị.

+ Quản lý năng lượng → tự động hóa, giải pháp thông minh và linh hoạt.

+ Điều khiển máy điện;robot ; điều khiển phi tuyến 

+ Giải pháp mới cho mạng viễn thông; vật liệu bán dẫn; xử lý số tín hiệu

V. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN.

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.

Điều kiện và đối tượng dự tuyển:

Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Yêu cầu về văn bằng: Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng sau:
    • Bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển;
    • Bằng tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển;
    • Bằng tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.

          Danh mục ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ được trình bày tại đây.

  • Yêu cầu năng lực ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ dưới đây:
    • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
    • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
    • Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục 1 của thông báo này còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Xem Phụ lục 1 tại đây.
  • Yêu cầu về kinh nghiệm nghiên cứu: Người dự tuyển phải thỏa một trong những điều kiện sau:
    • Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu đã bảo vệ thành công trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày hoàn tất nộp hồ sơ dự tuyển;
    • Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua bài báo, báo cáo khoa học đã công bố trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày hoàn tất nộp hồ sơ dự tuyển;
  • Có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

VI. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN

  • Tiểu ban chuyên môn phân loại đánh giá thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển: kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích nghiên cứu khoa học đã có; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; chất lượng bài đề cương nghiên cứu; ý kiến nhận xét đánh giá thí sinh trong thư giới thiệu. Thí sinh đủ điều kiện tham gia bảo vệ đề cương nghiên cứu nếu đạt tối thiểu 50% của thang điểm đánh giá hồ sơ (tối thiểu 25 điểm).
  • Tổ chức buổi bảo vệ đề cương nghiên cứu của thí sinh trước Tiểu ban chuyên môn: thí sinh trình bày về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh. Các thành viên Tiểu ban chuyên môn đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về các mặt: sự rõ ràng về ý tưởng và tính khả thi của kế hoạch nghiên cứu; tính cách, trí tuệ và những tư chất cần có của một nghiên cứu sinh. Đối với thí sinh là người nước ngoài, Tiểu ban chuyên môn có thể phỏng vấn trực tuyến.
  • Thí sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển nếu đạt tối thiểu 50% của thang điểm đánh giá hồ sơ (tối thiểu 25 điểm) và 50% của thang điểm đánh giá đề cương nghiên cứu (tối thiểu 25 điểm).
  • Căn cứ kết quả đánh giá của Tiểu ban chuyên môn (kết quả đánh giá là tổng số điểm đánh giá hồ sơ và đề cương nghiên cứu của thí sinh), căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường công bố kết quả xét tuyển, thông báo điểm chuẩn trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của Trường.

VII. ĐĂNG KÝ HỒ SƠ DỰ TUYỂN, LỆ PHÍ

  • Hướng dẫn đăng ký dự tuyển: tại đây
  • Đăng ký dự tuyển trên website http://tuyensinhsaudaihoc.tdtu.edu.vn
  • Hồ sơ đăng ký dự tuyển: tại đây
  • Nộp hồ sơ dự tuyển: hạn chót ngày 20/08/2022
  • Phí đăng ký xét tuyển: 750.000 đồng
  • Phí bảo vệ đề cương: 750.000 đồng
  • Xét hồ sơ dự tuyển (dự kiến): 26/08/2022
  • Bảo vệ đề cương nghiên cứu (dự kiến): 27/08/2022-03/09/2022
  • Công bố kết quả trúng tuyển (dự kiến): 09/09/2022
  • Thời gian nhập học (dự kiến): 30/09/2022-01/10/2022

VIII. THỜI GIAN ĐÀO TẠO, HỌC PHÍ VÀ CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG

Thời lượng và thời gian đào tạo (dự kiến):

  • 36 tháng, từ 10/2022–10/2025 (đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên);
  • 48 tháng, từ 10/2022–10/2026 (đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học).

Lịch học và nghiên cứu (dự kiến): tập trung toàn thời gian

Thông tin học phí: (xem tại đây)

Chính sách học bổng: (xem tại đây)

IX. THÔNG TIN CÁC ĐỊA ĐIỂM TƯ VẤN TUYỂN SINH

Phòng Sau đại học, Đại học Tôn Đức Thắng (Phòng B002, Nhà B)

  •        Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
  •        Lịch làm việc thứ hai đến thứ bảy: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều 13h00 – 17h00
  •        Điện thoại: (028) 3775 5059. Hotline: 0944 314 466
  •        Email: tssdh@tdtu.edu.vn. Website: http://grad.tdtu.edu.vn 

Khoa Chuyên môn (Phòng C117)

  • Thầy TS. Huỳnh Văn Vạn
  • Email: huynhvanvan@tdtu.edu.vn
  • Phone: (+84)0907114607