Tuyển sinh sau đại học - Thạc sỹ 4+1 Ngành Kỹ thuật Điện tử - viễn thông

I. GIỚI THIỆU NGÀNH

Thạc sĩ 4+1 ngành Kỹ thuật viễn thông đào tạo nhân lực có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở tốt; có khả năng tư duy sáng tạo độc lập để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật viễn thông; đủ kỹ năng giải quyết những yêu cầu thực tiễn về thực hành và thiết kế hệ viễn thông; đồng thời vững phương pháp nghiên cứu để tiếp tục phát triển chuyên môn, kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm và làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chương trình Thạc sĩ 4+1 ngành Kỹ thuật viễn thông được thiết kế đáp ứng và thỏa mãn đồng thời 2 mục tiêu trọng yếu: Tiết giảm thời gian học Cao học chỉ còn 1 năm; Bảo đảm khối lượng kiến thức tích lũy theo đúng chương trình khung của chương trình đào tạo bậc Cao học đã được phê duyệt.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH 4+1: 

- Sinh viên TDTU học bồi dưỡng 02 học phần chung (không có điều kiện ràng buộc về kết quả học tập): Triết học Mac-Lenin (3 tín chỉ),  Phương pháp nghiên cứu khoa học (2 tín chỉ)

- Sinh viên TDTU năm 3 tích lũy tối thiểu 70 tín chỉ (chuyên ngành đúng/phù hợp) được phép học bồi dưỡng tối các học phần chuyên ngành sau đại học.

DANH MỤC CÁC MÔN HỌC TƯƠNG ĐƯƠNG CAO HỌC VÀ ĐẠI HỌC 

Đây là một trong những sự khác biệt của chương trình 4+1. Sinh viên tham gia chương trình được xem xét các môn học tương đương theo danh mục đã được ban hành, cụ thể: sinh viên chọn học những học phần trong chương trình SĐH để học trước sẽ được miễn các học phần tương ứng trong chương trình Đại học. Việc này giúp rút ngắn thời hạn đào tạo và chi phí học tập của học viên, sinh viên. 

STT

Tên môn học đại học

Mã học phần

Số TC

Tên học phần tương cao học đương/thay thế

Mã học phần tương đương/ thay thế

Số TC

 
 

1

Kỹ thuật thông tin quang

402083

2

Hệ thống và mạng thông tin quang

EE702040

3

 

2

Hệ thống thông tin vô tuyến

402079

2

Truyền thông vô tuyến nâng cao

EE702010

3

 

3

Kỹ thuật siêu cao tần

402078

2

Lý thuyết và mạch siêu cao tần

EE702100

3

 

4

Kỹ thuật anten truyền sóng

402077

2

Lý thuyết và thiết kế anten nâng cao

EE702110

3

 

5

Xử lý số tín hiệu

402070

3

Xử lý tín hiệu số nâng cao

EE702150

3

 

6

Truyền thông tương tự và số

402072

3

Truyền thông số nâng cao

EE702180

3

 

7

Kỹ thuật vi điều khiển 2

402086

2

Vi điều khiển và hệ thống nhúng

EE703050

3

 

8

Lý thuyết thông tin

402082

2

Mã hóa và lý thuyết thông tin

EE702090

3

 

9

Xử lý ảnh số

402084

2

Xử lý ảnh số nâng cao

IT701020

3

 

III. CHUẨN ĐẦU RA:

- Hiểu và xác định được vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong nghiên cứu khoa học; biết cách chọn lựa phương pháp và giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề; biết cách triển khai và điều chỉnh giải pháp trong quá trình ứng dụng thực tiễn.

- Kiến thức sâu và hiểu biết phương pháp luận khoa học về lý thuyết thông tin, xử lý tín hiệu, mạng truyền số liệu, phân tích chất lượng đường truyền; thiết kế linh kiện, vi mạch và hệ thống truyền nhận tín hiệu ...

- Hiểu và vận dụng bài bản các qui trình, nguyên lý, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thiết kế, phân tích, lập trình điều khiển và vận hành các hệ thống viễn thông; thí dụ: các mạng máy tính, truyền số liệu, mạng thông tin di động, thông tin quang, thông tin vệ tinh, hệ thống truyền hình.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM:

- Chuyên gia tư vấn, quản lý và lãnh đạo tại các công ty/doanh nghiệp trong và ngoài nước; 

- Khởi nghiệp và/hoặc tạo dựng thương hiệu riêng cho bản thân; 

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

- Có thể tiếp tục học lên các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước;

- Có khả năng tham gia các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật điện tử viễn thông; 

- Có thể công bố kết quả nghiên cứu hoặc sản phẩm ứng dụng trên các tạp chí và hội thảo chuyên ngành.

V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU:

- Viễn thông di động 5G: nghiên cứu và phát triển các sơ đồ / giao thức / thuật toán cho mạng không dây 5G, chẳng hạn như thu hoạch năng lượng, kỹ thuật truy cập vô tuyến (NOMA, FBMC, v.v.), CloudRAN, Massive MIMO, mmWave, D2D, …;

- Tối ưu hóa các vấn đề trong viễn thông: nghiên cứu các thuật toán để tối ưu hóa QoS của các mạng viễn thông, bao gồm tỷ lệ lỗi, lưu lượng, xác suất ngừng hoạt động, … hoặc tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên như năng lượng, thời gian, băng thông, …;

- Phát triển các giao thức mới cho các dữ liệu mạng viễn thông, bao gồm mạng cảm biến không dây, VANET, MANET, …;

- Nghiên cứu các thiết bị bán dẫn cho các ứng dụng quang điện tử: xây dựng các mô hình thích hợp để mô phỏng và đánh giá hiệu suất của các vật liệu mới để sản xuất thiết bị vi điện tử;

- Xử lý hình ảnh và video / thị giác máy tính: phát triển thuật toán xử lý tín hiệu cho tốc độ, hình ảnh, tín hiệu video, đặc biệt là phát triển ứng dụng IoT;

- Thiết kế hệ thống RF tiên tiến: khởi động lại và phát triển các mạch RF tiên tiến và hệ thống truyền thông không dây thế hệ tiếp theo.

- Thiết kế mạch VLSI: nghiên cứu các phương pháp thiết kế chip VLSI cho các ứng dụng cụ thể hoặc thực hiện các thuật toán năng cao trong viễn thông trên các hệ thống thực.

- Viễn thông quang học: nghiên cứu và đánh giá hiệu suất của các hệ thống viễn thông thông quang tiên tiến.