Nghiên cứu khoa học là một trong những điểm phát triển mạnh của Khoa Điện – Điện tử. Năm 2009, Khoa Điện – Điện Tử là Khoa đầu tiên của Trường tổ chức một hội nghị khoa học, thu hút được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước và quốc tế. Năm 2013, Khoa tổ chức thành công hội nghị quốc tế AETA. Hội nghị này là một trong những hội nghị đầu tiên của một Trường đại học Việt Nam có kỷ yếu được in trong Tập sách Lecture Notes in Electrical Engineering, của Nhà xuất bản Springer (Đức) được ranking trong hệ thống xếp hạng các tạp chí khoa học quốc tế. Khoa đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển chung và đóng góp nhiều công bố quốc tế nói chung và ISI nói riêng, trong đó có công trình nằm trong top 5 các tạp chí ISI có chỉ số cao nhất trong ngành. Cũng trong năm nay, Khoa cũng có một hồ sơ đăng ký bằng sáng chế Hoa Kỳ.
Khoa có 4 nhóm nghiên cứu:
- Nhóm nghiên cứu mô hình hóa thuật toán tiến hóa, mô phỏng và trí thông minh nhân tạo (Modeling Evolutionary Algorithms Simulation and Artificial Intelligence - MERLIN)
- Nhóm nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống điện (Power System Optimization – PSO)
- Nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến (Wireless Communications – WiCOM)
- Nhóm nghiên cứu Thông tin và xử lý tín hiệu (Communication and Signal processing - COMSIG)
Các thành tích nổi bật về khoa học công nghệ:
- Từ 2008 đến tháng 8/2020, Khoa có hơn 450 công bố quốc tế, trong đó hơn 200 bài tạp chí ISI.
- 01 Bằng sáng chế được công nhận bởi Hoa Kỳ (USPTO)
- 01 đề tài cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (FOSTECT) thuộc Đại học Tôn Đức Thắng; 01 đề tài cho Sở khoa học-công nghệ TPHCM; 02 đề tài chuyển giao công nghệ trong công nghiệp, 01 đề tài cho sở KH-CN tỉnh Bình Thuận, 1 đề tài Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED)
- Tổ chức 8 hội thảo quốc tế, trong đó hội thảo AETA đã tổ chức 5 lần, kỷ yếu của hội thảo này được xuất bản trong bộ sách Lecture Notes in Electrical Engineering của nhà xuất bản Springer, được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu ISI của Thomson Reuter và cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier.