Tuyển sinh sau đại học - Thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

I. GIỚI THIỆU NGÀNH: 

Chương trình cao học chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa đào tạo nhân lực có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở tốt; có khả năng tư duy sáng tạo độc lập để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Điều khiển và tự động hóa; đủ kỹ năng giải quyết những yêu cầu thực tiễn về thực hành và thiết kế hệ tự động; đồng thời vững phương pháp nghiên cứu để tiếp tục phát triển chuyên môn, kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm và làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.

II. CHUẨN ĐẦU RA:

- Hiểu và xác định được vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong nghiên cứu khoa học; biết cách chọn lựa phương pháp và giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề; biết cách triển khai và điều chỉnh giải pháp trong quá trình ứng dụng thực tiễn.

- Có kiến thức cơ sở ngành nâng cao như lý thuyết điều khiển tự động, tự động trong sản xuất, nhận dạng hệ thống, thiết kế và điều khiển robot.

- Có kiến thức chuyên sâu nhằm phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa một cách sáng tạo, ví dụ như: PLC, SCADA, tiêu chuẩn truyền thông công nghiệp dựa vào hệ thống, hệ thống điều khiển và thiết bị công nghiệp, ...vv.

- Có khả năng tìm kỹ thuật và công nghệ mới để đưa ra các giải pháp mới trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa

III. CƠ HỘI VIỆC LÀM:

- Chuyên gia tư vấn, quản lý và lãnh đạo tại các công ty/doanh nghiệp trong và ngoài nước; 

- Khởi nghiệp và/hoặc tạo dựng thương hiệu riêng cho bản thân; 

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

- Có thể tiếp tục học lên các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước;

- Có khả năng tham gia các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; 

- Có thể công bố kết quả nghiên cứu hoặc sản phẩm ứng dụng trên các tạp chí và hội thảo chuyên ngành.

IV. HƯỚNG NGHIÊN CỨU:

- Robot: nghiên cứu ứng dụng robot trong lĩnh vực công nghiệp, y tế, giải trí, cứu hộ…

- Trí tuệ nhân tạo: nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, y tế, …

- Mạng truyền thông công nghiệp: hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống sản xuất theo module

- Điện tử công suất và truyền động điện: kỹ thuật điều rộng xung, chỉnh lưu đa xung và nghịch lưu đa bậc, hệ thống phát điện phân tán, truyền năng lượng không dây, biến áp bán dẫn, truyền tải điện một chiều cao áp, các phương pháp điều khiển hiện đại, các bộ quan sát, nhận dạng tham số cho động cơ (PMSM, IM, …), tiết kiệm năng lượng

- Năng lượng tái tạo: điều khiển/giám sát hệ thống pin mặt trời, hệ thống turbine gió…

- Xử lý hình ảnh và video / thị giác máy tính: phát triển thuật toán xử lý tín hiệu cho tốc độ, hình ảnh, tín hiệu video, đặc biệt là phát triển ứng dụng IoT.

-  Lý thuyết điều khiển hiện đại:

- Đo lường: các ứng dụng trong công nghệ bán dẫn, cơ khí chính xác, y sinh, thực phẩm…

- Cơ điện tử: xe tự hành, máy công cụ tự thích nghi, điều khiển số cho động cơ đốt trong, vòng bi từ…

V. HÌNH THỨC TUYỂN SINH

Xét tuyển (xét tuyển hồ sơ và bài luận nghiên cứu): 

Các tiêu chí đánh giá hồ sơ và bài luận nghiên cứu dự tuyển trình độ thạc sĩ: xem tại đây.

VI. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1. Về văn bằng:

  • Tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển (không phân biệt loại hình đào tạo, cơ sở đào tạo, hạng tốt nghiệp);
  • Tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển phải có chứng chỉ bổ sung kiến thức (theo danh mục đính kèm);
  • Trường hợp có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đúng ngành hoặc gần ngành vẫn được dự tuyển nhưng phải có bằng tốt nghiệp trước khi được công nhận trúng tuyển.

2. Về thâm niên công tác:

Được dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

3. Đối tượng và chính sách ưu tiên:

  • Đối tượng ưu tiên:
    • Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực I (theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
    • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
    • Con liệt sĩ;
    • Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
    • Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương thuộc KVI;
    • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
  • Mức ưu tiên: Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 (mười) điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện miễn thi ngoại ngữ và cộng 1 (một) điểm (thang điểm 10) cho 1 (một) trong 2 (hai) môn thi cơ bản và cơ sở.

4. Điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bởi cơ sở giáo dục đại học nước ngoài (ngôn ngữ sử dụng chính trong quá trình học tập phải là tiếng Anh) và cơ sở giáo dục (hoặc văn bằng của cơ sở giáo dục) này: nằm trong danh mục các cơ sở giáo dục, văn bằng đại học được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận; hoặc trong danh mục các cơ sở giáo dục đại học mà giữa quốc gia họ với Việt Nam có Nghị định thư hoặc một hình thức văn bản cấp quốc gia công nhận; hoặc là cơ sở giáo dục đại học trong TOP 1.000 thế giới theo THE, QS, ARWU, URAP; hoặc bằng tốt nghiệp từ những chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam có văn bản đồng ý, cho phép thực hiện…;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ Anh;
Thí sinh dự tuyển có chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ (trình độ B1) hoặc TDTU cấp; hoặc có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS 4.5, TOEFL iBT 45, TOEIC 500 còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;

VII. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

1. Hướng dẫn đăng ký dự tuyển: (tại đây)

2. Đăng ký dự tuyển trực tuyến: (tại đây)

3. Nhận hồ sơ dự tuyển:

  • Hồ sơ đăng ký dự tuyển:(xem tại đây)
  • Nhận hồ sơ dự tuyển: hạn chót ngày 08/05/2021;
  • Phí đăng ký dự thi: 750.000đ/hồ sơ (áp dụng cho tất cả trường hợp dự thi: môn Cơ bản hoặc môn Ngoại ngữ hoặc cả 02 môn Cơ bản và Ngoại ngữ);
  • Phí đăng ký xét tuyển: 450.000đ/hồ sơ.

4. Thời gian đào tạo sau khi trúng tuyển:

  • Tổng thời lượng: 18 – 24 tháng (12 – 18 tháng học các học phần và 06 tháng thực hiện luận văn thạc sĩ);
  • Dự kiến thời gian đào tạo: Từ tháng 07/2021 đến 07/2023;
Lịch học dự kiến: Các buổi tối trong tuần hoặc ngày thứ 7 và chủ nhật.

VIII. THÔNG TIN HỌC PHÍ VÀ CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG

  • Thông tin học phí: (chi tiết xem tại đây)
  • Chính sách học bổng dành cho đối tượng tốt nghiệp đại học do Đại học Tôn Đức Thắng cấp, tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi các trường công lập trong cả nước, giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông (chi tiết xem tại đây).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng Sau đại học, Đại học Tôn Đức Thắng (Phòng B002, Nhà B)

  • Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7
  • Lịch tiếp học viên từ thứ hai đến thứ bảy: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều 13h00 – 17h00.
  • Điện thoại: (028) 37755 059 Email: tssdh@tdtu.edu.vn. Website: http://grad.tdtu.edu.vn

Khoa Chuyên môn (Phòng C117)