Qua buổi hội thảo, các bạn sinh viên có thêm kiến thức về các công nghệ bán dẫn và điều khiển tự động. Từ đó, các bạn sinh viên có sự lựa chọn về định hướng đề tài trong việc thực hiện đồ án tốt nghiệp cũng như có thêm thông tin và tiếp cận với cơ hội học bổng sau đại học tại Đài Loan.
Tin tức - Sự kiện
Cuộc thi “Line Following Robot 2024” để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc tích cực trong cộng đồng sinh viên của Khoa Đ-ĐT. Sự kiện không chỉ chứng tỏ tài năng của các bạn sinh viên mà còn là dịp để họ gắn kết và học hỏi lẫn nhau, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực điện - điện tử.
Công ty Gowin Semiconductor là tập đoàn chuyên về thiết kế vi mạch bán dẫn với các sản phẩm đa dạng như linh kiện logic lập trình, lõi sở hữu trí tuệ (IP), công cụ phần mềm thiết kế (EDA) và KITs phát triển sản phẩm…Mục tiêu là đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tài trợ trang thiết bị, trao đổi và đào tạo sinh viên, giảng viên Khoa Đ-ĐT cho lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.
Mục đích của buổi hội thảo giới thiệu cho các bạn sinh viên tìm hiểu về cuộc thi chuyên ngành với quy mô lớn, cũng như được tiếp cận với các dự án nghiên cứu ứng dụng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cuộc thi cũng đẩy mạnh hoạt động giao lưu và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các trường, viện và doanh nghiệp.
Thành công của nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Khoa Đ-ĐT, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại cuộc thi MTA Challenges 2024 là minh chứng cho sự sáng tạo, nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng. Cuộc thi MTA Challenges là một khởi đầu đầy hứa hẹn cho những thế hệ trẻ tài năng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tự động hóa và robot trong tương lai.
Chung kết cuộc thi đón nhận 3 nhóm có ý tưởng xuất sắc ở vòng loại, được các ban giám khảo nhận xét và đánh giá để chọn ra các giải nhất, nhì, ba cùng với các giải thưởng tương ứng. Trong phần thi của mình, các nhóm đã thể hiện xuất sắc phần trình bày ý tưởng, đưa ra các giải pháp thể hiện lợi ích kinh tế - xã hội và cũng như tính thực tiễn trong cuộc sống và sản xuất.
Qua buổi làm việc, các bên đã có thêm cơ hội hợp tác nghiên cứu cũng như việc đưa công nghệ thiết kế vi mạch bán dẫn vào chương trình giảng dạy cho sinh viên theo học tại trường. Từ đó góp phần đào tạo nên những kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn trong tương lai.
Việc áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong giảng dạy cho thấy không chỉ tạo sự chủ động và hứng thú học tập cho người học mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, giúp rèn luyện, phát triển tư duy cũng như các kỹ năng cho người học.
Tại buổi làm việc, TS. Huỳnh Văn Vạn phổ biến các quy định và những nội dung liên quan đến việc thực tập tại Khoa và Trường. Đồng thời, Khoa và sinh viên CNAM cùng thống nhất thời gian và lịch thực tập tại Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, TS. Fayaz Hussain chia sẻ những vấn đề nghiên cứu và môi trường làm việc tại Việt Nam.