- 1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH
-
1.1. Giới thiệu ngành
Ngành Kỹ thuật Điện có khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công, giám sát và vận hành, bảo dưỡng các loại thiết bị điện, các hệ thống điện quốc gia cao áp, hạ áp trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng; tham gia vào mạng lưới cung cấp điện, chiếu sáng, tự động hoá, điều khiển,… và các công việc có liên quan như hỗ trợ, tư vấn và kinh doanh trong lĩnh vực điện.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện có tính ứng dụng cao, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành với trang thiết bị thí nghiệm hiện đại. Đặc biệt sinh viên được tiếp cận tại chỗ với công nghệ điện mặt trời nối lưới công suất lớn lần đầu tiên triển khai ở Tp.HCM.
Theo học chương trình đào tạo Kỹ sư/Cử nhân Kỹ thuật Điện, ngoài kiến thức nền tảng của ngành, sinh viên sẽ được cung cấp các khối kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu theo một trong các hướng sau:
Chuyên ngành Hệ thống điện:-
Sinh viên được đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực:
-
Thiết kế nhà máy điện – trạm biến áp, đường dây truyền tải điện;
-
Thiết kế lưới điện phân phối cho khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, tòa nhà cao tầng và các nhà máy công nghiệp;
-
Phân tích và quản lý các dự án năng lượng, vận hành kinh tế và ổn định hệ thống điện.
- Ứng dụng tự động hóa cho lưới điện, quản lý hệ thống SCADA và DMS, xây dựng và vận hành lưới điện thông minh…vv.
Sinh viên được đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực:
- Quản lý dự án và kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, tự động, viễn thông cho các hệ thống hạ tầng tầng khu đô thị và tòa nhà cao tầng.
- Nghiên cứu, thiết kế, thi công, giám sát, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị điện, các công trình điện&cơ (ME), hệ thống truyền động, điện lạnh, chiếu sáng,… trong công nghiệp và dân dụng theo tiêu chuẩn quốc tế;
- Thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống điều khiển thông minh trong các tòa nhà, nhà máy, nhà xưởng; các giải pháp quản lý và điều khiển cho lưới điện thông minh, đô thị thông minh;
- Ứng dụng IoT cho nông nghiệp kỹ thuật cao, các hệ thống quản lý và điều khiển năng lượng hiện đại;
Sinh viên được đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực:
- Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện và sử dụng hiệu quả năng lượng cho tòa nhà thân thiện môi trường (Eco / Green buildings).
- Nghiên cứu ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, sóng biển, …) vào lưới điện công nghiệp và dân dụng;
- Quản lý dự án sử dụng năng lượng tái tạo cho các ngành chế biến nông nghiệp, nuôi trồng thủy – hải sản;
1.2. Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như:
a. Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học
– Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc để có thể theo học tiếp tục tại các chương trình sau đại học trong nước hoặc quốc tế; có thể tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên ngành Kỹ thuật điện tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.
– Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện Ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao, …
b. Các cơ quan điện lực từ Trung ương đến địa phương
– Các nhà máy phát điện: Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 (cho 3 khu vực Bắc – Trung – Nam), Tổng công ty năng lượng dầu khí, và các nhà máy phát điện tư nhân trên cả nước với hơn 50 nhà máy lớn nhỏ.
– Các công ty chuyên khai thác, quản lý và kinh doanh điện: Tổng Công ty Điện lực miền Nam (SPC), miền trung (CPC), và TP. Hồ Chí Minh (HCMPC) với hàng ngàn các chi nhánh Điện lực ở khắp các các tỉnh thành từ miền Trung vào Nam
c. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy xí nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng
– Các công ty chuyên sản xuất, thi công lắp đặt các trạm điện, mạng lưới điện, hạ tầng điện – nước – viễn thông cho Nhà máy công nghiệp, Khu dân cư, Tòa nhà cao tầng; các công ty sản xuất thiết bị điện, tủ bảng điện, thiết bị tiêu thụ điện năng,…vv
– Các công ty sản xuất, lắp đặt và bảo trì thiết bị làm mát, thiết bị tự động, thiết bị vận chuyển hàng hóa trong các tòa nhà cao tầng, khách sạn, siêu thị,…vv
– Làm kỹ sư vận hành, quản lý, bảo trì thiết bị tại rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, tòa nhà cao tầng, khách sạn,…vv trên các tỉnh thành cả nước.
d. Các công ty thiết kế, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các sản phẩm về điện
– Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện có thể đảm nhận công việc thiết kế, tư vấn, giám sát thi công hệ thống điện tại các nhà máy công nghiệp, công ty phát triển đô thị, công ty xây dựng, công ty khai thác và vận hành các dịch vụ liên quan đến thiết bị điện,…vv; đảm nhận được công việc quản lý, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các sản phẩm về điện trong các công ty chuyên phân phối các sản phẩm điện (Siemens, ABB, Schneider Electric, Điện Quang, CADIVI, LIOA, …).
-
- 2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
-
Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.
- 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
-
Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.
>> CTĐT trước 2015, CTĐT 2015, CTĐT 2018, CTĐT 2019, CTĐT 2022