Chương trình đào tạo Tiến sĩ trong nước: ngành Kỹ thuật điện

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

(Mã ngành: 9520201)

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:          ngày  tháng  năm 2019

của Hiệu trưởng trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng)

                   

  1. Tên ngành:

            -   Tên ngành tiếng Việt:          Kỹ thuật điện

            -   Tên ngành tiếng Anh:         Electrical Engineering

  1. Trình độ đào tạo:                        Tiến sĩ
  2. Ngôn ngữ đào tạo:                     Tiếng Anh
  3. Văn bằng:                                    Tiến sĩ
  4. Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu của chương trình là đào tạo những người có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có khả năng đề xuất và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện.

  1. Chuẩn đầu ra:

Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật điện sau tốt nghiệp, đạt những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:

TT

Nội dung

Mô tả

Tiêu chí đánh giá

Thang đo

1

Kiến thức chung

Nghiên cứu khoa học

Hiểu và triển khai được phương pháp nghiên cứu khoa học vào các vấn đề cụ thể.

 

  • Điểm đánh giá các học phần trong chương trình;
  • Điểm đánh giá chuyên đề nghiên cứu.

Kiến thức chuyên môn

Những hiểu biết, thông tin sâu hơn về Kỹ thuật điện

  • Kiến thức sâu và hiểu biết phương pháp luận khoa học về tối ưu hóa trong hệ thống điện (optimization in power system); các công nghệ mới trong hệ thống điện (new technology in power system), năng lượng tái tạo (renewable energy), điều khiển máy điện (intelligent electric machine control), robot (robotics); điều khiển phi tuyến (nonlinear control); giải pháp mới cho mạng viễn thông (new protocols for data networking); vật liệu bán dẫn (semiconductor materials); xử lý số tín hiệu (data processing) các kiến thức chuyên sâu liên quan đến đề tài của luận án tiến sĩ.
  • Điểm đánh giá các học phần trong chương trình;
  • Điểm đánh giá chuyên đề nghiên cứu.

2

Kỹ năng nghề nghiệp

Về chuyên môn

  • Thiết kế được những nghiên cứu độc lập;
  • Khả năng tham gia suốt đời vào cộng đồng tạo ra tri thức khoa học trên thị trường khu vực và quốc tế.
  • Ứng dụng kiến thức khoa học vào quá trình nghiên cứu chuyên sâu;
  • Các công trình công bố trên các tạp chí khoa học.

Kỹ năng mềm

 

  • Những kỹ năng cần thiết để làm việc như một nhà nghiên cứu khoa học làm việc có kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực Kỹ thuật điện;
  • Kỹ năng phản biện khoa học: nhận xét, đánh giá được những thiếu sót, ưu/nhược điểm trong chuyên môn, đánh giá được thành tựu của mình cũng như của người khác;
  • Khả năng tự định hướng và ra quyết định một cách hiệu quả trong những tình huống phức tạp, không dự báo trước;
  • Học tập và nghiên cứu một cách độc lập và có khả năng phát triển liên tục năng lực chuyên môn.
  • Dự kiểm tra và đạt yêu cầu học phần; thực hiện thành công các yêu cầu nghiên cứu chuyên đề, công bố quốc tế.

Kỹ năng ngoại ngữ

  • Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh, thông qua ngôn ngữ hàn lâm, ngôn từ và ngữ pháp phải mạch lạc, với những lập luận chặt chẽ, tư duy phản biện logic; phải có khả năng trình bày trước đám đông nhằm thuyết phục cộng đồng nghiên cứu công nhận kết quả nghiên cứu của mình thông qua các tranh luận và phản biện khoa học.
  • Báo cáo chuyên đề, hội thảo, các công bố quốc tế bằng tiếng Anh.

3

Thái độ, ý thức xã hội

Thái độ và hành vi

  • Nhận thức đúng về vai trò người làm khoa học, đó là người tạo ra những tri thức mới hoặc giải pháp mới, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với ngành kỹ thuật điện;
  • Tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghiên cứu;
  • Tinh thần trung thực và trách nhiệm cao trong học thuật, nghiên cứu và làm việc hằng ngày.
  • Được người hướng dẫn kiểm tra qua học tập, thực hiện chuyên đề nghiên cứu, luận án tiến sĩ và đánh giá đạt.

Ý thức về cộng đồng, xã hội

  • Tinh thần tập thể, thái độ sẵn sàng tham gia các hoạt động khoa học liên quan đến kỹ thuật điện để phục vụ các yêu cầu của Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể;
  • Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn về kỹ thuật điện để giải quyết những vấn đề khó khăn, rắc rối của cộng đồng xã hội;
  • Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và xã hội khi nghiên cứu vì một mục tiêu phát triển bền vững.
  • Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cộng đồng.

 

4

Vị trí của người học sau tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có

  • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên qua;
  • Chuyên viên, nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
  • Tạo lập công ty và/hoặc thương hiệu riêng;
  • Kết quả điều tra tình hình công việc của NCS sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm.

5

Khả năng phát triển chuyên môn

Phát triển sự nghiệp nghiên cứu ở trình độ cao hơn; có nhiều công trình nghiên cứu công bố quốc tế chất lượng

  • Tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ trong và ngoài nước;
  • Ứng tuyển các vị trí chuyên môn (PGS, GS) trong các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước;
  • Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Kỹ thuật điện;
  • Tăng cường công bố quốc tế cả về lượng và chất.
  • Số liệu và minh chứng tích lũy qua các năm về cựu NCS.
  1. Chương trình đào tạo

Khái quát chương trình đào tạo

Khoa Điện – Điện tử đã tiến hành khảo sát chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tại một số trường nằm trong TOP 100 các trường đại học có uy tín trên thế giới: Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, Carnegie Mellon University, University of Oxford, Harvard University, University of Cambridge, National University of Singapore, University of Tokyo. Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ nhằm giúp nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức, hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có kiến thức rộng về các ngành liên quan; hỗ trợ nghiên cứu sinh rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng xác định vấn đề và độc lập giải quyết các vấn đề có ý nghĩa trong lĩnh vực chuyên môn.

Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.

Trên cơ sở tổng hợp danh sách các học phần xuất hiện trong chương trình đào tạo của các trường, cũng như xem xét điều kiện và tình hình thực tế ở Việt Nam, ban soạn thảo đề án đã đưa ra đề xuất chương trình đào tạo như trình bày dưới đây. Cấu trúc Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện bao gồm các phần như sau:

Bảng 7.1: Số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo

 

Nhóm 1

Học phần bổ sung

 

Học phần trình độ tiến sĩ

12 TC (tự chọn 4 môn trong bảng 7.2)

Chuyên đề tiến sĩ

02 x 03 TC = 06 TC

Tiểu luận tổng quan

04 TC

Nghiên cứu khoa học

- Ít nhất 02 bài báo được công bố trên một tạp chí khoa học thuộc danh mục Wos/Scopus (tác giả chính, theo Quy định về công bố quốc tế của Trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng).

- Tổng điểm các công bố có liên quan và đóng góp quan trọng trong luận án từ 4 điểm trở lên

Luận án tiến sĩ

70 TC

Tổng số TC

92 TC

Bảng 7.2: Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ

Mã số   học phần

Tên học phần
(tiếng Việt)

Tên học phần
(tiếng Anh)

Tổng TC

LT

TH, TN, TL

EE801010

Ứng dụng các giải thuật Heuristic cho ngành kỹ thuật điện

Applications of Heuristic Algorithms in Electrical Engineering

3

3

0

EE801020

Chuyên đề về tối ưu hóa công suất phát giữa các nhà máy điện

Advanced Topics in Optimal  Power Generation among Power Plants

3

3

0

EE801030

Chuyên đề về các công cụ quản lý trong lưới điện phân phối.

Advanced Topics in Management tools in Electrical Distribution Systems

3

3

0

EE801040

Năng lượng mặt trời và ứng dụng

Solar energy and Applications

3

3

0

EE801050

Năng lượng gió và ứng dụng

Wind energy and Applications

3

3

0

EE801060

Truyền tải điện AC linh hoạt nâng cao

Advanced Flexible AC Transmission

3

3

0

EE802010

Thiết kế hệ thống RF nâng cao

Advanced RF System Design

3

3

0

EE802020

Các chuyên đề về thiết kế VLSI nâng cao

Advanced Topics In Analog VLSI Design

3

3

0

EE802030

Hệ thống tạo ảnh y sinh

Introduction to biomedical imaging systems

3

3

0

EE802040

Hệ thống truyền dẫn quang

Modern Optical Communication Systems

3

3

0

EE802050

Nhận dạng mẫu và học máy

Pattern Recognition and Machine Learning

3

3

0

EE802060

Mô hình hóa hiệu năng mạng truyền thông máy tính

Performance Modelling for Computer Communication Networks

3

3

0

EE802070

Điện tử vật lí cho linh kiện bán dẫn tiên tiến

Physical Electronics of Advanced Semiconductor Devices

3

3

0

EE802080

Bảo mật trong công nghệ truyền thông

Security of Communication Networks

3

3

0

EE802090

Biểu diễn Sparse và khôi phục tín hiệu

Sparse Representation and Recovery

3

3

0

EE802100

Xử lí tín hiệu ngẫu nhiên

Stochastic Signal Processing

3

3

0

EE803010

Điều khiển máy tính cho hệ thống truyền động điện

Microcomputer Control Systems of Electrical Drives

3

3

0

EE803020

Điều khiển học ứng dụng cho Robot

Cybernetics in Robotics

3

3

0

EE803030

Robot di động và các ứng dụng

Mobile robots and applications

3

3

0

EE803040

Đo lường nâng cao và ứng dụng trong điều khiển tự động

Advances measurements and applications in automatic control.

3

3

0

EE803050

Điện tử công suất và điều khiển

Power and Control Electronics

3

3

0

EE803060

Lý thuyết điều khiển hiện đại

Modern Control Theory

3

3

0

IT801010

Các chủ đề nâng cao về trí tuệ nhân tạo

Advanced topics in Artificial Intelligence

3

3

0

IT801050

Các chủ đề nâng cao về thị giác máy tính

Advanced topics in Computer vision

3

3

0

IN801100

Mô hình toán trong cơ học và vật lý

Mathematical Modeling in Mechanics and Physics

3

3

0

IN801110

Trí tuệ nhân tạo tính toán

Computational Artificial Intelligence

3

3

0

IN801120

Lập trình tính toán hiệu năng cao

High Perfomance Computing

3

3

0

Tiểu luận tổng quan

4

4

0

EE801900

Tiểu luận tổng quan

Research proposal

4

4

0

Các chuyên đề tiến sĩ

6

 

 

EE801910

Chuyên đề tiến sĩ 1

Research topic 1

3

3

0

EE801920

Chuyên đề tiến sĩ 2

Research topic 2

3

3

0

Luận án Tiến sĩ

 

70

 

 

EE801000

Luận án Tiến sĩ

Doctoral Dissertation

70

0

0

    8.  Kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo cho đối tượng có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, phù hợp và chuyên ngành gần với chuyên ngành Kỹ thuật điện

Thời gian

Nội dung

Chuyên ngành đúng/phù hợp

Chuyên ngành gần

Năm thứ 1

  • Xây dựng đề cương nghiên cứu
  • Xây dựng đề cương nghiên cứu
  • Học các học phần bổ sung kiến thức
  • Học chương trình trình độ tiến sĩ (TS)
  • Học chương trình trình độ tiến sĩ (TS)
  • Hoàn thành tiểu luận tổng quan
  • Hoàn thành tiểu luận tổng quan
  • Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án
  • Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án
  • Thu thập dữ liệu của đề tài
  • Thu thập dữ liệu của đề tài

Năm thứ 2

  • Thực hiện chuyên đề TS 1
  • Thực hiện chuyên đề TS 1
  • Báo cáo chuyên đề TS 1
  • Báo cáo chuyên đề TS 1
  • Chương trình TS (các hội thảo)
  • Chương trình TS (các hội thảo)
  • Thực hiện chuyên đề TS 2
  • Thực hiện chuyên đề TS 2
  • Báo cáo chuyên đề TS 2
  • Báo cáo chuyên đề TS 2
  • Thu thập và xử lý dữ liệu của đề tài
  • Thu thập và xử lý dữ liệu của đề tài
  • Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học
  • Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học

Năm thứ 3

  • Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học
  • Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học
  • Viết và tổng hợp luận án
  • Viết và tổng hợp luận án
  • Tổ chức hội thảo, bảo vệ luận án ở cấp đơn vị chuyên môn và cấp Trường
  • Tổ chức hội thảo, bảo vệ luận án ở cấp đơn vị chuyên môn và cấp Trường