1
|
Kiến thức chung
|
Nghiên cứu khoa học
|
Hiểu và triển khai được phương pháp nghiên cứu khoa học vào các vấn đề cụ thể.
|
- Điểm đánh giá các học phần trong chương trình;
- Điểm đánh giá chuyên đề nghiên cứu.
|
Kiến thức chuyên môn
|
Những hiểu biết, thông tin sâu hơn về Kỹ thuật điện
|
- Kiến thức sâu và hiểu biết phương pháp luận khoa học về tối ưu hóa trong hệ thống điện (optimization in power system); các công nghệ mới trong hệ thống điện (new technology in power system), năng lượng tái tạo (renewable energy), điều khiển máy điện (intelligent electric machine control), robot (robotics); điều khiển phi tuyến (nonlinear control); giải pháp mới cho mạng viễn thông (new protocols for data networking); vật liệu bán dẫn (semiconductor materials); xử lý số tín hiệu (data processing) các kiến thức chuyên sâu liên quan đến đề tài của luận án tiến sĩ.
|
- Điểm đánh giá các học phần trong chương trình;
- Điểm đánh giá chuyên đề nghiên cứu.
|
2
|
Kỹ năng nghề nghiệp
|
Về chuyên môn
|
- Thiết kế được những nghiên cứu độc lập;
- Khả năng tham gia suốt đời vào cộng đồng tạo ra tri thức khoa học trên thị trường khu vực và quốc tế.
|
- Ứng dụng kiến thức khoa học vào quá trình nghiên cứu chuyên sâu;
- Các công trình công bố trên các tạp chí khoa học.
|
Kỹ năng mềm
|
- Những kỹ năng cần thiết để làm việc như một nhà nghiên cứu khoa học làm việc có kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực Kỹ thuật điện;
- Kỹ năng phản biện khoa học: nhận xét, đánh giá được những thiếu sót, ưu/nhược điểm trong chuyên môn, đánh giá được thành tựu của mình cũng như của người khác;
- Khả năng tự định hướng và ra quyết định một cách hiệu quả trong những tình huống phức tạp, không dự báo trước;
- Học tập và nghiên cứu một cách độc lập và có khả năng phát triển liên tục năng lực chuyên môn.
|
- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu học phần; thực hiện thành công các yêu cầu nghiên cứu chuyên đề, công bố quốc tế.
|
Kỹ năng ngoại ngữ
|
- Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh, thông qua ngôn ngữ hàn lâm, ngôn từ và ngữ pháp phải mạch lạc, với những lập luận chặt chẽ, tư duy phản biện logic; phải có khả năng trình bày trước đám đông nhằm thuyết phục cộng đồng nghiên cứu công nhận kết quả nghiên cứu của mình thông qua các tranh luận và phản biện khoa học.
|
- Báo cáo chuyên đề, hội thảo, các công bố quốc tế bằng tiếng Anh.
|
3
|
Thái độ, ý thức xã hội
|
Thái độ và hành vi
|
- Nhận thức đúng về vai trò người làm khoa học, đó là người tạo ra những tri thức mới hoặc giải pháp mới, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với ngành kỹ thuật điện;
- Tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghiên cứu;
- Tinh thần trung thực và trách nhiệm cao trong học thuật, nghiên cứu và làm việc hằng ngày.
|
- Được người hướng dẫn kiểm tra qua học tập, thực hiện chuyên đề nghiên cứu, luận án tiến sĩ và đánh giá đạt.
|
Ý thức về cộng đồng, xã hội
|
- Tinh thần tập thể, thái độ sẵn sàng tham gia các hoạt động khoa học liên quan đến kỹ thuật điện để phục vụ các yêu cầu của Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể;
- Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn về kỹ thuật điện để giải quyết những vấn đề khó khăn, rắc rối của cộng đồng xã hội;
- Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và xã hội khi nghiên cứu vì một mục tiêu phát triển bền vững.
|
- Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cộng đồng.
|
4
|
Vị trí của người học sau tốt nghiệp
|
Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có
|
- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên qua;
- Chuyên viên, nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
- Tạo lập công ty và/hoặc thương hiệu riêng;
|
- Kết quả điều tra tình hình công việc của NCS sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm.
|
5
|
Khả năng phát triển chuyên môn
|
Phát triển sự nghiệp nghiên cứu ở trình độ cao hơn; có nhiều công trình nghiên cứu công bố quốc tế chất lượng
|
- Tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ trong và ngoài nước;
- Ứng tuyển các vị trí chuyên môn (PGS, GS) trong các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước;
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Kỹ thuật điện;
- Tăng cường công bố quốc tế cả về lượng và chất.
|
- Số liệu và minh chứng tích lũy qua các năm về cựu NCS.
|