Tuyển sinh đại học - Chương trình tiêu chuẩn - Ngành kỹ thuật cơ điện tử

I. GIỚI THIỆU NGÀNH

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử gồm các môn học liên quan đếnkỹ thuật cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, điều khiển tự động cũng như các công nghệ tiên tiến nhằm đào tạo ra những kỹ sư có khả năng nhu cầu nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Công việc chính kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử gồm chế tạo, điều khiển robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau; thiết kế, lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử công nghệ caotrong các dây chuyền sản xuất hiện đại... Trong quá học, sinh viên được giảng dạy bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng cùng với giảng viên. Ngoài ra, sinh viên luôn được rèn luyện các kỹ năng ra quyết định, giải quyết các vấn đề, suy nghĩ độc lập và giao tiếp hiệu quảcó khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và tự khởi nghiệp. 

II. CHUẨN ĐẦU RA

  • Vận dụng sáng tạo và có hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, pháp luật, khoa học tự nhiên và xã hội trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thực tế.
  • Sử dụng tốt ngoại ngữ tiếng Anh (đạt chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc các Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có giá trị tương đương) và tin học văn phòng (đạt chứng chỉ MOS 750 điểm) trong học tập, giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu;
  • Phân tích lý thuyết cơ điện tử và thiết kế hệ thống cơ điện tử cơ bản
  • Áp dụng kiến thức chuyên môn vào quy trình thường xuyên trong kỹ thuật cơ điện tử
  • Phân tích các vấn đề thực tế có thể xảy ra trong kỹ thuật cơ điện tử và chọn phương pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề bất thường
  • Cải thiện và nâng cấp các hệ thống cơ điện tử
  • Thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống cơ điện tử
  • Tư vấn, lập kế hoạch, quản lý và triển khai các dự án liên quan đến cơ điện tử
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp làm việc nhóm, quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả
  • Thể hiện tinh thần trung thực và trách nhiệm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn và đạo đức nghề nghiệp
  • Thể hiện niềm đam mê tự học và tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên ngành để có thể giải quyết các vấn đề thực tế trong kỹ thuật hoặc trở thành nhà lãnh đạo, doanh nhân.

III. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

  • Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học: nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Điện tử -Tự động hóa – Cơ điện tử, Viện Ứng dụng công nghệ, các Khu công nghệ cao, …; giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường Đại học có chuyên ngành cơ khí– cơ điện tử trong nước.
  • Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực: kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng, các loại robot …
  • Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị cơ khí – cơ điện tử hoặc chuyển giao công nghệ: chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng nhằm cung cấp giải pháp công nghệ theo yêu cầu của khách hàng là các đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp.
  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật hoặc giới thiệu sản phẩm cho các tập đoàn sản xuất thiết bị cơ khí – cơ điện tử

IV. TUYỂN SINH