Chuẩn đầu ra 2022, Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Chương trình thạc sỹ 4+1

1. Tên trường (Awarding Institution): Trường Đại học Tôn Đức Thắng

2. Tên ngành (Name of programme)

  • Tên ngành tiếng Việt: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Tên ngành tiếng Anh: Automation and Control Engineering

3. Mã ngành (Programme code): 8520216

4. Văn bằng (Training degree): Thạc sĩ

  • Tên văn bằng tiếng Việt: Thạc sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Tên văn bằng tiếng Anh: Master of Engineering in Automation and Control Engineering

5. Hình thức đào tạo (Mode of study) - Thời gian đào tạo (Training time)

  • Hình thức đào tạo chính quy: 02 năm (24 tháng)

6. Ngôn ngữ đào tạo (Instruction language): Tiếng Việt

7. Mục tiêu đào tạo (Programme Educational objectives):

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa  của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người tốt nghiệp sẽ đạt được các năng lực:

STT

Mô tả mục tiêu đào tạo

1

Phân tích vấn đề, đề ra giải pháp và thiết kế hệ thống dựa trên lý thuyết nâng cao trong lĩnh vực điện tử - Điều Khiển và Tự Động Hóa.

2

Nâng cao kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực điện tử - Điều Khiển và Tự Động Hóa.

3

Sử dụng nguyên vật liệu, máy tính, công cụ để nghiên cứu, phân tích, tính toán, mô phỏng và thiết kế trong lĩnh vực điện tử - Điều Khiển và Tự Động Hóa.

4

Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, kỹ năng lãnh đạo ở nơi làm việc, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong thị trường lao động toàn cầu; có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả và có năng lực học tập suốt đời.

8. Chuẩn đầu ra (Programme learning outcomes):

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa trường Đại học Tôn Đức Thắng, người học phải đạt được:

STT

Phân loại theo (nhóm) năng lực

Mô tả chuẩn đầu ra

1

Kiến thức

PLO1. Vận dụng kiến thức chuyên môn sâu về khoa học, toán học và kỹ thuật vào lĩnh vực kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa.

2

Thiết lập bài toán cần giải quyết

PLO2. Xây dựng các mô hình toán học cho các quá trình kỹ thuật, tính toán các đặc trưng về hiệu năng của các hệ thống phức tạp sử dụng các công cụ và cơ sở dữ liệu thiết kế tiên tiến áp dụng cho lĩnh vực kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa.

3

Phân tích kỹ thuật

PLO3. Vận dụng kiến thức và tư duy sáng tạo, tư duy phân tích và tổng hợp, kỹ năng đánh giá thông tin trong ngành kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa.

4

Phát triển giải pháp giải quyết vấn đề

 

PLO4. Thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đáng tin cậy bằng các kỹ năng, kỹ thuật và công cụ cần thiết để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực Điều Khiển và Tự Động Hóa, từ việc xác định các yêu cầu kỹ thuật cho đến việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

5

Thi công kỹ thuật và phát triển sản phẩm

PLO5. Thiết kế, thi công, kiểm nghiệm và triển khai các thành phần, thiết bị, hệ thống hoặc quá trình trong lĩnh vực Điều Khiển và Tự Động Hóa nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế trong các điều kiện ràng buộc về tài nguyên.

6

Quản lý dự án

PLO6. Tư vấn, lập kế hoạch, quản lý và thực hiện dự án kỹ thuật liên quan đến các hệ thống và linh kiện Điều Khiển và Tự Động Hóa.

7

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

PLO7. Phát triển kỹ năng làm việc trong một tập thể chuyên nghiệp ở môi trường cạnh tranh cao, kỹ năng giao tiếp hiệu quả với cộng đồng kỹ thuật quốc tế, phát triển kỹ năng dẫn dắt, lãnh đạo trong môi trường làm việc.

8

Học tập suốt đời

PLO8. Thường xuyên tự học hỏi và phát triển năng lực chuyên môn.

9

Đạo đức nghề nghiệp

PLO9. Đánh giá được ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa trong một bối cảnh tổng thể gồm các khía cạnh kinh tế, môi trường, các yếu tố xã hội và đạo đức, bao gồm các vấn đề chính trị, sức khỏe, an toàn, sản xuất và phát triển bền vững.