Cuộc thi Micromouse 2018

Kế hoạch Tổ chức cuộc thi MICROMOUSE 2018

       I.            MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.     Mục đích:
Sau thành công của cuộc thi MICROMOUSE 2017, đáp ứng nhu cầu của sinh viên khoa Điện – Điện Tử nói riêng và sinh viên yêu thích khoa học kỹ thuật của trường đại học Tôn Đức Thắng nói chung, Khoa Điện – Điện Tử tổ chức cuộc thi MICROMOUSE 2018. Mục đích cuộc thi MICROMOUSE 2018:
-        Khích lệ tinh thần yêu thích, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên nói chung và sinh viên yêu thích lĩnh vực Robot nói riêng.
-        Tạo sân chơi học thuật bổ ích, phát huy kỹ năng làm việc nhóm, khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
-        Tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi và làm việc với: Các module, cảm biến thường dùng trên mô hình xe di động auto-mobile và thuật toán điều khiển Robot
-        Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm giữa doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên. 
2.     Yêu cầu:
-        Công tác tổ chức cuộc thi đảm bảo nghiêm túc khách quan, chuyên nghiệp và hiệu quả
   II.            NỘI DUNG CUỘC THI
Thiết kế, chế tạo và lập trình mô hình robot tự hành, “Micromouse”,  có khả năng tự dò đường trong mê cung có kích thước chuẩn cho biết trước. Micromouse sẽ dò đường từ một góc của mê cung đến trung tâm mê cung trong thời gian ngắn nhất. Phát triển từ nền tảng của MICROMOUSE 2017, cuộc thi MICROMOUSE 2018 chú trọng phát triển giải thuật tìm đường và khả năng ghi nhớ bản đồ của robot, ngoài ra việc thi công phần cứng yêu cầu tối ưu hơn về kích thước.
  III.          TỔ CHỨC
Ban tổ chức:
1.     TS. Trần Thanh Phương (Trưởng ban)
2.     TS. Đặng Ngọc Minh Đức (Phó ban)
3.     TS. Đinh Hoàng Bách
4.     ThS. Đồng Sĩ Thiên Châu
5.     ThS. Ngô Tú Quỳnh
6.     KS. Nguyễn Thành Quang
7.     KS. Nguyễn Thị Thu Quyên
8.     CN. Lê Đức Thịnh
Hỗ trợ:
Câu lạc bộ Điện tử, khoa Điện – Điện Tử, trường đại học Tôn Đức Thắng.
 IV.            ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI
1.     Đối tượng đăng ký dự thi:
-        Tất cả sinh viên thuộc trường ĐH Tôn Đức Thắng có niềm đam mê về lập trình điều khiển và chế tạorobot.
2.     Hình thức đăng ký dự thi:
-        Sinh viên đăng ký theo đội, mỗi đội tối đa 3 thành viên.
-        Sinh viên đăng ký trực tuyến theo đường dẫn: https://goo.gl/forms/tsOWWdUoKyzJL8qB3 
-        Hotline: 0169 4169 201
3.     Thời gian đăng ký dự thi:  Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 
4.     Thời gian thi đấu:                Vòng loại: ngày 24 tháng 03 năm 2018 (dự kiến)
                                                                  Vòng chung kết: 21 tháng 04 năm 2018 (dự kiến)
5.     Địa điểm thi đấu:                Hội trường 6B (ĐH Tôn Đức Thắng) (dự kiến)
    V.            YÊU CẦU VỀ SẢN PHẨM DỰ THI VÀ THỂ LỆ THI ĐẤU
1.     Yêu cầu về sản phẩm dự thi:
Robot do các đội tự thiết kế thỏa mãn các yêu cầu của ban tổ chức như sau:
-        Micromouse yêu cầu là robot tự hành, không được điều khiển từ xa thông qua bất cứ nguồn nào (no remote control). Micromouse không được sử dụng bất cứ nguồn năng lượng có liên quan đến quá trình đốt cháy.
-        Trong quá trình tìm đường, Micromouse không được để lại bất cứ bộ phận nào trong mê cung.
-        Micromouse không được nhảy, bay, leo tường, đốt cháy, cắt, làm hư hại tường của mê cung. Không được sử dụng camera đưa lên độ cao, chụp hình mê cung và xử lý ảnh để tìm đường.
-        Kích thước Micromouse khi đứng cố định và khi di chuyển không được vượt quá 25 cm về chiều dài hoặc chiều rộng, không giới hạn chiều cao.
-        Robot chạy tự động bằng pin.
-        Lập trình cho Robot dùng vi điều khiển tùy ý (ARM, PIC, 89S52, Arduino, …)
-        Chú ý: Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giải thuật tìm đường và tối ưu phần cứng của robot, kích thước mê cung của cuộc thi MICROMOUSE 2018 theo chuẩn Micromouse quốc tếMê cung bao gồm 9x9 ô vuông, mỗi ô vuông 24x24 cm2, tường mê cung cao 15 cm, dày 6 mm. Sàn mê cung có đường line phân biệt giữa các ô. (Xem ví dụ một mê cung mẫu ở hình 1)
-        Các đội phát triển thêm giải thuật của riêng mình để giành chiến thắng (giải thuật điều khiển thông minh, xử lý cảm biến, tối ưu, ổn định…)
-        Vi phạm yêu cầu về sản phẩm dự thi sẽ tự động bị loại khỏi cuộc thi.
2.     Thể lệ thi đấu:
Cuộc thi có 2 vòng: mỗi vòng tính thời gian nhanh nhất (đơn vị: giây) của 3 lần chạy.
-        Thời gian trong mê cung tối đa là 10 phút (cho 3 lần chạy). Thời gian mỗi lần chạy bắt đầu tính khi mặt trước của robot rời khỏi ô xuất phát đến khi mặt trước của robot chạm vạch của ô đích. Mê cung ở ô xuất phát và ô đích có cảm biến và hệ thống tự động đếm thời gian. Robot sau khi vào ô đích phải tự quay trở về ô xuất phát và kết thúc một lượt chạy. Đội thi không được chạm vào robot sau khi đã xuất phát. Nếu robot đứng tại một vị trí hoặc không có khả năng tiếp tục thi đấu quá 10 giây sẽ mất lượt. Nếu robot quay lại vạch xuất phát trước khi vào ô đích sẽ mất lượt. Giữa các lần chạy, đội thi không được lập trình lại robot.
-        Mê cung của vòng loại và vòng chung kết chỉ công bố ngay ngày thi.
-        Vòng loại: 8 robot nhanh nhất sẽ vào vòng chung kết.
 VI.            CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG CỦA CUỘC THI
1.     Một giải nhất:                 3.000.000 đồng
2.     Một giải nhì:                   2.000.000 đồng
3.     Một giải ba:                     1.500.000 đồng
4.     Các giải thưởng khác:    1.500.000 đồng
(Bao gồm giấy khen chứng nhận đến từ khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Tôn Đức Thắng.)